Tuesday, August 31, 2010

Nauy Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH



Một khi tiếng nói Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ phát đi từ tấm chân thành  con tim  yêu nứơc tại Hải Ngoại , chắc hẳn chúng ta không quên những anh em Thương Phế Binh / QLVNCH.
Chính họ là những con yêu Lý Tưởng nhất cho Dân Tộc, cho Tổ Quốc. Họ biết khi cầm súng chiến đấu bảo vệ nền Hoà Bình / Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ là phải hy sinh mạng sống, hy sinh phần thân thể từ chính họ và gia đình .
Xin hãy đừng quên họ. Xin đừng ngoãnh mặt quay lưng trước những cánh tay cầu cứu đưa lên từ tận cùng khổ đau và tuyệt vọng.
Xin hảy cùng nhau thắp lên một ngọn nến nhỏ nhoi. hảy cùng nhau đốt lên ánh lửa nhân ái từ chính trái tim mình, để cùng giữ ấm cho nhau chút tình Quân với Dân.
Lính Bảo Vệ Dân. Dân Thương Lính.
Xứ Lạnh Tình Nồng Bắc Âu / Nauy.
Tran Van Dung


700Kr~$100.00 USD

Tpb/ TRAN VAN DANG da nhan duoc nghia tinh tro giup


Tap the thuong phe binh que nha rat la cam on Bac si HOANG VAN NGOC ...da mang tu huong xa ( MY ) mang tinh thuong va su cuu giup ve tan que nha ...da den giup do cho tpb/ TRAN VAN DANG ...dang song trong canh khon kho va benh hoan ..

Su tro giup tan tinh cua BAC SI ... da la NHUA SONG , SUC SONG ...tang tro them cho cuoc song cua tpb/ DANG va da giup cho Anh DANG giai toa duoc nhieu kho khan ...


Tap the tpb/ que nha xin gui den Bac si ...nhung loi nguyen cau tot dep nhat ..




Tpb/ TRAN VAN DANG da nhan duoc nghia tinh tro giup cua Chi ( nhan 150 gia kim ) do kieu hoi mang den tan nha ....
Nho so tien nay ...gia dinh Anh DANG rat la yen tam va sap xep cho Anh DANG vao benh vien dieu tri ( benh viem duong ruot )
Tinh thuong cua Chi LIEU den cho Anh DANG da khien cho ca nha Anh co duoc mot niem an vui lon lao va trut di nhieu triu nang lo so suot 1 thang nay ( do khong con tien lo thang thuoc cho Anh DANG )
Tap the tpb que nha ...cam on Chi nhieu lam ...Luon mong Chi LIEU duoc co suc khoe tot va gia quyen ...Co + cau VINH HANG , 2 chau MIT , MAI luon duoc an vui trong vong tay THIEN CHUA

Friday, August 20, 2010

Tô-viết-Sinh;cấp bậc:Binh 1;số quân:76/124081.

Hồi sáng nay  1.9.2010 ...Cô THU  gọi ĐT ..xuống văn phòng tại Sài Gòn ( Đương TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH ) đến nhận 300 usd ,của Ca Sỉ Thái Hà  nho trao lai cho gia dinh tpb/ TO VIET SINH va minh da lam xong cong viec ...gui hinh ..khi trao tien cho vo To Viet Sinh tai nhà.

Tôi xin chép nguyên văn lá thư của vợ TPB Tô-viết-Sinh đại-diện gia-đình viết lời cảm tạ đến các anh-chị,ân-nhân và quý mạnh-thường-quân.
Cùng xin các anh giúp chuyển và thông-báo đến các ân-nhân.
Thư cảm tạ.
Chồng em tên:Tô-viết-Sinh;cấp bậc:Binh 1;số quân:76/124081.
Trung-đội trưởng: th/úy Phương ;Đ-Đội trưởng :tr/úy Thọ.
Đại-đội 14/TĐ1ND ;KBC :4563.
Hôm nay,em viết thư này gởi đến anh-chị biết:chồng em đã qua đời vào ngày 23/08/2010.
Em vô cùng biết ơn các anh-chị,ân-nhân và quý mạnh-thường-quân đã hổ-trợ và giúp-đỡ cho gia-đình em từ khi chồng em nằm bệnh-viện cho đến lúc qua đời.Em đã không khỏi bùi-ngùi và xúc động để không cầm được những giọt nước mắt khi nhận được những món quà tràn đầy tình-nghĩa của các anh-chị đã gởi về.
Kể sao cho hết những ân-tình mà từ trước tới nay mà gia-đình em đã mang ơn,phải chi em và các cháu được đến bên anh-chị để được cúi đầu tạ ơn với những thịnh tình mà các anh-chị đã dành cho.
Kể cả từ khi em mang căn bệnh hiểm nghèo(ung-thư vú)mà em cũng được các anh-chị,các mạnh-thường-quân quan-tâm giúp-đỡ để em được sống cho đến ngày nay.nên suốt đời này em không bao giờ quên được.
Em và gia-đình luôn suốt đời nhớ đến những nghĩa-tình cao quý của các anh-chị ban cho,nên em chỉ còn biết gởi những dòng chữ này để cảm-tạ đến các anh-chị cùng các vị mạnh-thường-quân.
Em luôn cầu chúc các anh-chị và gia-quyến được dồi-dào sức khỏe và gặp nhiều may-mắn trong cuộc-sống.
Kính thư.
Phùng-A-Mùi.
Xin cám ơn đến các Ân-nhân đã giúp-đỡ cho chồng và gia-đình chúng-tôi:--- -Ân nhân Úc Châu :200 USD
- // Phạm duy Cần : 50 AUD
- // Bùi thanh Bài : 50 AUD
- // Nguyễn thị Thu Hà : 50 AUD
- // Diệp Trung Lang : 50 AUD
- // Anh-chị Giáo (Thủ-đức): 1 triệu đồng
- // Ông Văn Quang : 1 triệu đồng
- // B/S Lân : 100 USD
- // Chị Nguyệt +Sĩ Kim : 100 USD
- // Anh Trần : 100 AUD
- // Lưu Huynh : 200 USD
- // Anh chị BH Lê Mậu Sức : 150 USD
- // Đỗ văn Học+anh Sơn+anh Sáu+Steven
+Cao tuyết Phương+Chị Thuận : 500 USD
- // anh Trần văn Phong : 200 USD
- // anh Vũ văn Thảo : 50 USD
- Ca sĩ Thái Hà va Chi Van.ThiLieu: 300 USD
- // Tô ngọc Châu : 50 USD
- // Chị Châu : 50 USD
- // CTTNTB : 100 USD
- // Nguyễn thị Nết : 50 USD
- // GDMD +TPB.VN : 1tr600.
- // Em Phạm Hoàng : 1 triệu.
#..NANCY -TRAN .............>: 100 usd
#..VU do CHUNG ..............>: 50 usd
============OoO==============


Mot hoan canh hoan nan cua mot gia dinh tpb ... dang trong tinh the song rat kho dau ... dang keu goi va trong doi tinh thuong va su tro giup ...
Neu co the duoc ...rat mong .....tim an nhan tro giup chut it cho gia dinh tpb dang thuong nay .......Trong tinh canh hien gio cua tpb/TO VIET SINH ; chong nhin vo , va vo nhin chong....chi biet khoc ma thoi ....
 Ly lich tpb Mu Do :
 Binh nhì .. tpb/ Tô-viết-Sinh . sinh nam 1956..
Số quân : 76/124.817 . thuộc ĐĐ 11 ( Tr Úy VỆ ĐĐT ) TĐ 1 ND ( Th tá NGÔ TÙNG CHÂU TĐT . KBC 4563 .
Bị thương tại mặt trận XUÂN LỘC ..mảnh đạn vào cột sống bị bán thân 1 /2 người.
Hoàn cảnh khó khăn, nhà rất nghèo, vợ đang bị mắc bệnh nan y ( Ung thư vú )
mỗi lần đi điều trị bệnh ( vào thuốc hóa trị ) phải mượn vay khắp xóm .
Bản thân của SINH lúc chưa bệnh - mặc dầu bị liệt nửa người vẫn lê thân ra đầu hẻm ngồi bán vé số kiếm tiền phụ thuốc thang cho vợ , nay ngã bệnh phải nhập viện cấp cứu ( Đang thở nhờ Ốc xy ) . Bác Sĩ BV cho biết SINH bị viêm phổi cấp tính nặng + hở van tim , nếu điều trị tại BV không thuyên giảm sẽ phải chuyển đến BV tim tại TPhcm .
Địa chỉ: 219/4, tổ 27 , Khu-phố 3, Phường Bình-đa, TP Biên-hòa, ĐỒNG NAI.
Số CMND : 270138632 - Số điện thoai cầm tay : 01286564466
########################################################### Tai but
Hiện tại,TPB Tô-viết-Sinh đang điều-trị tại giường 24, phòng 3,lầu 1, khoa huyết học lâm sàn.bệnh viện Chợ Rẫy.

Friday, August 13, 2010

Chuyến xe buýt và khúc hát người lính mù

Sài gòn, năm 1980. Lúc đó, cuộc “cách“ cái ”mạng” ngày 30 tháng tư đã năm năm. Nhưng xem ra không khí chiến tranh vẫn còn bao phủ. Đời sống càng ngày càng đi vào bế tắc. Hè đường đầy những người đi kinh tề mới trở về hoặc vượt biên mất nhà sinh sống. Họ trở thành những người không nhà không hộ khẩu sống lây lất trong một thành phố đầy đe dọa. Những trại giam đầy áp người tù, tù chính trị và tù hình sự. Đêm đêm là thời gian của kiểm tra hộ khẩu, của bắt người, của đe dọa chập chờn ngoài cánh cửa. Với người dân thường còn như vậy. Huống chi những người tù bị gọi là “cải tạo” trở về. Đời sống lại càng bị đe dọa hơn biết bao nhiều. Tôi cũng bị ảnh hưởng trong thời thế ấy. Sống bất hợp pháp trong nhà của mình và trong đầu óc lúc nào cũng chờ đợi một chuyến vượt biển ra đi. Cột đèn mà cũng muốn xuất ngoại, huống chi…
Lúc ấy, phương tiện giao thông đi lại hầu như chỉ có xe buýt ở trong thành phố và xe đò đi xa ngoài thành phố. Ở bến xe, sinh hoạt thật nhộn nhịp. Như ở Xa Cảng Miền Tây lúc nào cũng đầy người mà số đông là những người chờ đợi một chuyến xe. Có người phải ngủ đêm chầu chực nhiều ngày. Nhưng nếu có tiền mua vé chợ đen, thì được đi ngay. Bao nhiêu con buôn đi hàng ngày mà còn chở theo hàng hóa cồng kềnh mà đâu có chờ đợi gì đâu. Còn xe buýt, thì là chỗ hỗn tạp. Đi xe luôn phải coi chừng, ăn cắp móc túi như ranh. Chỉ một loáng thôi, dù đã giữ gìn nhưng bị mất mát ngay một cách nhãn tiền. Thời mạt pháp, ai có thân thì giữ...
Trên một chuyến xe, có hai người lính cũ, một mù một què, dắt díu nhau đi hát để kiếm miếng ăn độ nhật. Người què thì dẫn đường cho người mù không có mắt để đi lần theo từng hàng ghế. Họ mặc bộ quần áo trận đã rách te tua bạc phếch nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó hình ảnh của người lính thời xưa. Trên tay người lính mù là chiếc dàn mandoline cũ kỹ và anh hát những bản nhạc lính của cuộc chiến ngày cũ đã tàn nhưng còn nhiều hậu quả nhức nhối. Những bản nhạc đã vinh danh những anh hùng như “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc“ hoặc ”Người Ở Lại Charlie”. Khi hát tôi thấy dường như trong đôi mắt đen đục của người lính mù có chút nước mắt. Đi lần qua những hàng ghế, cũng có những người cho tiền, mặc dù họ không phải là những người khá giả trong xã hội này. Và nếu có một vài chú bộ đội phê bình nào là nhạc phản động, nào là nhạc vàng bị cấm thì họ lại bào chữa bảo vệ ”Người ta tàn tật đi kiếm ăn mà còn làm khó!”...
Trong không khí đe dọa, họ vẫn cất tiếng hát. Hình như, họ đang chiến đấu với tiếng hát của mình. Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…Hay : Anh không chết đâu anh người anh hùng mũ đỏ tên Đương… Hay Anh Quốc ơi từ nay trong gió ra khơi từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cõi lòng tôi. Ơi những tiếng hát nhắc lại một thời binh lửa mà những người bây giờ đang hát đã hiến dâng cho đất nước những phần thân thể của mình. Tự nhiên, tôi cảm thấy mình xúc động quá. Những người lính thời trước chịu bao nhiêu điều thua thiệt mà bây giờ vẫn còn cất tiếng hát bất chấp đe dọa bất chấp công an để vẳng lên tâm sự của mình. Và qua từng chuyến xe này qua chuyến xe khác, họ vẫn hát dù có khi bị bò vàng bắt hoặc đánh chửi. Những lời hát vẫn cất lên, mặc kệ bạo lực mặc kệ ngục tù.
Có một bài thơ, đã được viết từ cảm xúc đó. Bài thơ ”Chuyến xe bus và khúc hát người lính mù”
Trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
Ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Đắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
Chuyến xe vang lời ca nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa lúc xa xưa
Khói mịt mù đường chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thưở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giầy buồn còn vết giữa sình lầy
Ôi tiếng hát nhớ những người gục ngã
Ngồi chuyến xe sao vang vọng nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn tim gỗ đá
Thúc hồn người theo nhịp thở chưa quên
Ôi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói trong mắt đời cầu nguyện
Để lỡ làng không chĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây tàn hơi còn sót lại một đời
Đây ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Vẳng không gian chợt héo một nụ cười
Ta nghe rực cuối hồn trăm bó đuốc
Một đời hoài tìm kiếm ánh đèn soi...”
Bài thơ đó tôi viết ở Sài Gòn năm 1980. Bây giờ năm 2010, như vậy đã ba chục năm. Tôi đã rời thành phố thân yêu và cũng đã định cư ở Hoa Kỳ 30 năm. Hôm nay ngồi đọc tin về Đại Nhạc Hội tổ chức ở ngoài trời “Cám Ơn Anh” để gây quỹ cứu giúp thương phế binh của QLVNCH còn kẹt lại ở quê nhà bỗng dưngsinh ra nhiều hồi tưởng. Bài thơ dắt tôi trở về những ngày tháng năm năm 1975, khi Cộng sản đã chiếm được đất nước đã thẳng tay dã man đuổi tất cả thương bệnh binh trong quân y viện ra ngoài bất kể tình trạng nguy hiểm hay không. Nạn nhân nặng nề nhất ngay lập tức chịu ảnh hưởng thua trận chính là những người thương binh. Biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra. Không hiểu họ đã xoay sở thế nào để sống còn trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát ấy.
Chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, trước khi quyết định tự sát đã đến thăm thương binh ở quân y viện Cần Thơ lần cuối vì ông biết số phận đáng thương của những người lính này. Trước khi tử tiết, ông đã đến từng giường bệnh để an ủi những người lính đang điều trị tại đây. Ông đã não lòng khi trả lời một câu nói của người lính đang nằm viện : ”Thiếu Tướng đừng bỏ chúng em !”. “Không, Thiếu Tướng không bỏ đâu”. Phải, mặc dù đã đến lúc cờ tàn, ông không còn giúp đỡ gì được những anh hùng nhưng là nạn nhân của cuộc chiến nhưng tấm lòng nhân hậu của ông đã là gương sáng cho đời sau.
Gần đây tôi có đọc một lá thư của một người lính bị tàn phế gửi cho một người bạn từ Việt Nam. Bức thư có nhiều đoạn làm tôi suy nghĩ:
“… Các anh ạ! Bây giờ thì buồn quá! Các anh - những sĩ quan QLVNCH, những người anh của chúng tôi, những Đại Bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của ngày nào một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường... các anh đã có một thời quang vinh và một thời nhục nhã, giờ đây sau 30 năm vẫn lặng lẽ, các anh cũng nhòa đi hình ảnh của ngày xưa?
Các anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc quyền của các anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất mẹ thiêng liêng quên những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ. Xin cảm ơn các anh về những đồng đô la mà các anh gửi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên nỗi nhục nhã mất nước! Chúng tôi cần ở các anh những chuyện khác, các anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không? Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân lệnh những Đại Bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc. Họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gửi vào tận chốn tù đày thăm các anh. Họ đã từng uống với các anh chung rượu ân tình ngày đưa các anh lên phi cơ về vùng đất mới. Họ từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng ngày về vinh quang của QLVNCH.
Nhưng chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, chễnh chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung tiền ra để tỏ rõ một Việt Kiều yêu nước. Các anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính VNCH đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các anh hãy tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rõ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đã biến thái thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ Quốc và rõ ràng nhất các anh đã phản bội lại chúng tôi…”
Đọc lá thư ấy, lòng tôi như chùng xuống. Mỗi một người đếu có hoàn cảnh cũng như cách chọn lựa riêng nhưng tôi không ngờ rằng trong sâu thẳm của những người lính cũ còn có những nỗi niềm như thế. Sự phân cách quá sâu đậm, những con sông chia cách vẫn chưa thể lấp bằng được. Ngẫm suy lại, từ một khía cạnh nhìn ngắm khác nhau, đã có những khác biệt cho từng hành động…
Tới bây giờ, với những người ở hải ngoại đã không quên các anh, những thương phế binh VNCH. Dù có một số ít vô ý thức trở về nước vui chơi trên nỗi nhọc nhằn của dân tộc nhưng phần đông đều hiểu và tri ân những người lính đã mang xương máu và thân thễ hiến dâng cho đất nước. Ở đại nhạc hôi “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán gỉa đi xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết ơn đối với người lính VNCH. Dù số tiền thu được lên tới cả triệu đô-la nhưng cũng không đủ cho nhu cầu của hàng chục ngàn người lính tàn phế cần giúp đỡ. Nhưng của ít tình nhiều, điều đó mới là đáng quý. Cũng như, với sự tham dự của cả hơn một trăm ca nhạc nghệ sỹ, cùng với cả trăm người thiện nguyện bỏ công sức và cả tiền của cá nhân, thì đó phải hiểu là một thành quả to lớn ở hải ngoại của những người dân luôn luôn tương trợ giúp đỡ nhau. Cám ơn anh! Những thương phế binh đã hiến dâng đời mình cho đất nước…
Nguyễn Mạnh Trinh

Wednesday, August 4, 2010

Kính gởi : Ân Nhân Mạnh Thường Quân và Qúy Báo Đài cũng Qúy Ca Nhạc Sỹ Yểm Trợ ĐNH KỲ 4


    
     Thưa Qúy vị  ,  Được dịp viết lá thư này ….. để bày tỏ Tâm Tình với Qúy Vị , Tập thể TPB ở Quê nhà , chúng tôi cảm thấy có được một niềm vui ấm cúng và rất phấn khởi khi biết được tin ĐNH Kỳ 4  sẽ được diễn ra vào tháng 8 , nhằm gây quỹ giúp đỡ cho anh em TPB chúng tôi   ….  
     Đầu thư , chúng tôi kính lời thăm sức khỏe cùng sự bình yên nơi cuộc sống của Qúy Vị Ân Nhân cùng Qúy quyến .
    Qúy vị kính mến , thời gian qua , đã có 3 kỳ ĐNH  diễn ra tại Hoa Kỳ , với nhiều thành quả tốt đẹp và tình thương cùng sự giúp đỡ của 3 kỳ ĐNH  đến cho TPB / VNCH khổ nạn tại Quê Hương , nhờ đó … nương theo sự giúp đỡ này đã có nhiều TPB , đang trong lúc lâm vào tình thế cùng đường tuyệt vọng … chờ chết , nhưng lại không chết , chính nhờ sự giúp đỡ kịp thời của Qúy vị , họ đã vượt thoát hoạn nạn và lần hồi khôi phục lại được cuộc sống , Qúy vị đã tạo duyên lành gíup cho những sự sống , mong muốn sống đã được sống , rồi tiếp theo rất nhiều mảnh đời bi đát , đắm chìm trong khốn khổ , kiệt quệ , đã lần lượt được ngoi lên vươn dậy trong việc mưu tìm miếng cơm manh áo bằng chính tự lực của bản thân , đã không còn làm gánh nặng cho gia đình và cũng đã góp phần hữu ích vào cộng đồng xã hội nhân sinh.
      Qúy vị kính mến ,
      Tập thể TPB chúng tôi , hầu hết … đều trong cuộc sống khốn khổ với hình hài không còn nguyên vẹn , bị sứt mẻ nhiều phần nơi cơ thể trông rất ư là quái dị , lại thường xuyên vương mang nhiều chứng bệnh ( Bệnh lao – bệnh thận – bệnh tim mạch – tiểu đường v.v…. ) do lao lực quá sức vì miếng cơm manh áo , tình trạng như thế đó …  thường bị thế thái nhân tình rẻ rung lánh xa , nhưng trong khi đó thì tình thương của Qúy Ân Nhân trong các kỳ ĐNH luôn ân cần đón tiếp đùm bọc chúng tôi với tấm lòng thương mến trân trọng anh em TPB / VNCH , và Qúy vị đã tìm mọi cách kêu gọi vận động cùng nhau quyên góp tiền bạc trong 3 kỳ ĐNH và đã gởi về cho biết bao nhiêu anh em TPB ở khắp mọi nơi  tại Quê Hương VN này .
     “ CÁM ƠN ANH …  NGƯỜI TPB / VNCH “ ,  Trên tinh này , với nghĩa tình trân trọng của qúy‎ vị dành cho TPB đã giúp cho chúng tôi được dễ dàng vượt thoát khổ nạn , tăng bồi nhựa sống và tăng trợ thêm sức mạnh tinh thần cho TPB / VNCH trên bước sống phấn đấu trước nhiều cay nghiệt khó khăn thường luôn dành phần cho những kẻ tàn phế vì cuộc chiến cho nền Tự Do   ( trước năm 1975 ).
      Và tình thương này , tấm lòng này đã giúp cho chúng tôi những kẻ  Cụt què - Đui mù – Bại liệt…. đầy tự ty mặc cảm , nhưng đã định vị được rõ rang giá trị nhân phẩm và cũng đã khôi phục được  tư cách đáng  qúy của một Cựu chiến binh VNCH …. Đã từng một thời xông pha chiến trận khi xưa .
      Qúy vị kính mến ,
*   Nhiều anh em TPB trong chúng tôi đã bị mù hai mắt không còn nhìn thấy gì cả , nhưng ánh sáng của đôi mắt tâm hồn vẫn có thể  “  nhìn thấy  “ và  cảm nhận được nghĩa tình ấm áp của Qúy Ân Nhân từ phương xa tìm đến quê nhà , đến từng người , từng gia đình TPB , mang đến cho anh em mù lòa nhiều an lành đầy ‎‎ ý ‎‎ nghĩa .
*   Rồi nhiều anh em TPB đã Cụt trụi lũi hai chân hoặc bị Bại liệt nằm một chỗ không còn đi đứng được nữa , nhưng họ vẫn luôn có được niềm vui trong phấn khởi khi biết được rằng ở  Hải ngoại …. Có biết bao nhiêu là đôi chân trụ đứng vững vàng trên lập trường vị tha nhân ái và có biết bao nhiêu là đôi chân trong bước đi Thiện Nguyện trên hành trình cứu giúp TPB tại quê hương .
*   Có rất nhiều anh em TPB  đã Cụt cả hai tay nhưng vui làm sao và cảm kích làm sao khi hiểu được rằng …. nơi đất khách quê người đã có biết bao nhiêu là đôi tay mạnh mẽ kiên trì trong những công việc làm khó nhọc để kiếm ra được đồng tiền , và đã cắt xén tiện nghi cá nhân , tằn tiện sao cho có được đồng tiền gởi về biếu tặng cho anh em chúng tôi trong tình thương vô điều kiện .  Chính đây và từ đây chúng tôi đã có được những viên thuốc tốt để điều trị dứt bệnh , có những miếng ăn ngon dinh dưỡng cho sức khỏe , có được những miếng tôn lợp sửa lại mái nhà tránh được mưa nắng .
     Cũng từ đây và từ đây biết bao sự khởi động tốt đẹp nơi tâm hồn nhiều phát sinh ý‎ nghĩa sống tươi đẹp trong cuộc đời  chúng tôi , những kẻ tan tạ sắp hết phần đời còn lại nhưng vẫn luôn mong được sống và sống sao cho có ý nghĩa .
      Qúy vị kính mến ,
      Những lúc nhận được đồng tiền trợ giúp của Qúy Ân Nhân  từ những kỳ  ĐNH vừa qua đã chuyển đến tận tay  TPB , cầm tờ giấy bạc …. Chúng tôi cảm nhận được nơi những tờ giấy bạc Đô la này đã mang nhiều biết bao nhiêu là giọt dòng mồ hôi công sức khó nhọc của Qúy Ân Nhân đã phải tuôn đổ ra trong làm việc để tạo nên …. và đã dành dụm có được để gởi về giúp chúng tôi , thật xúc động và cảm kích nhiều ….. , ngược dòng thời gian …. Chúng tôi vẫn còn nhớ :  khi xưa  ( trước năm 1975 )  tại chiến trường ngập đầy lửa đạn , và ngay trên bàn mổ xẻ ở các bệnh viện , đang trong lúc bị thương trận nặng nề , với những phần chi thể của thân xác bị đoạn lìa , trong cơn đau oằn oại , sinh lực kiệt quệ và chờ chết thì ngay tức khắc … Máu …. Chính giọt dòng máu tình thương của đồng bào , của anh em chiến hữu đồng đội đã kịp thời tiếp chuyền vào cơ thể những thương binh đang hấp hối và chúng tôi đã duy trì bảo tồn được cái qúy báu vô ngần :  SỰ SỐNG   .   và giờ đây …. Tại đấu trường kiếp sống đầy cam go , khổ nạn …. Thường luôn trĩu nặng lên cuộc đời của những sự sống tàn phế và đang trong lúc sa cơ khốn khổ vì bệnh tật , vì hoạn nạn quẩn bách , tắt lối cùng đường … thì ngay tức khắc Máu …. Cũng là Máu ….chính giọt dòng huyết hống tình thương của Ân Nhân , Mạnh Thường Quân , của anh em chiến hữu khắp mọi nơi đã quy tụ về trong các kỳ DNH và Tình Thuong kết nối Tinh Thuong tại nơi đây đã biến thể ra thành những đồng tiền cao qúy đầy nghĩa tình …. Tiếp chuyển vào cuộc sống khốn khổ của TPB / VNCH ….. đã giúp chúng tôi được ngoi lên , vươn dậy phấn đấu trên bước sống làm người trong DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM .   quả thật …. “  Trái Tim chuyền Máu cho Trái Tim
     Qúy vị kính mến ,
     Đi đến cái chết có thể còn rất lâu như những ai đã tưởng , nhưng lại là rất mau khi thân xác buông thỏng xuôi tay nhắm mắt và hoại tử bốc mùi , lúc đó thì … rất mau cho một cây thịt vô tri 
“ bị đi “  đến nấm mồ .  Qủa thật …. rất lâu như đã tưởng…. . nhưng lại là rất mau … như không ngờ . Và cho dù lâu hay mau , thì quãng đời còn lại của những anh em TPB khi được tấm lòng Thiện Nguyện của Qúy Ân Nhân đùm bọc , và khi được nghĩa tình chiến hữu giúp đỡ thì chúng tôi luôn tâm niệm rằng  …. Vẫn còn sống , còn tỉnh táo thì cuộc đời vẫn còn hữu ích và tiến hóa cải thiện trong tinh thần :   SỐNG TỐT ĐẸP – CHẾT Ý NGHĨA .
     Qúy Ân Nhân kính mến ,
     Hướng đến Qúy vị với tất cả chân tình qúy mến , chúng tôi không biết nói gì thêm cho cạn tình trọn nghĩa ,  xin nhận nơi đây tấm lòng Biết Ơn chân thành cùng tất cả những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất cho ĐNH kỳ 4 được thành công mỹ mãn.
                                           Saigon ngày 26 tháng 7 năm 2010 .
                                                   Tập thể TPB Quê nhà